Trong đề kiểm tra hóa bạn có bài yêu cầu cân bằng phản ứng oxi hóa khử nhưng bạn lại không biết cách làm như thế nào? Do đó, Hyundai Smart Phone sẽ hướng dẫn cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử kèm theo các ví dụ minh họa chi tiết trong bài viết dưới đây
Phản ứng oxi hóa khử là gì?
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
- Chất oxh (chất bị khử) là chất thu electron.
- Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử
- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hóa và chất khử
- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.
- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxi hóa và chất khử vao sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành phương trình hóa học.
Ví dụ: Lập phương trình phản ứng hóa học của cacbon monooxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao, thành sắt và cacbon ddioxxit theo phương trình phản ứng sau:
Fe2O3 + CO →t0 Fe + CO2
Lời giải
Bước 1. Xác định số oxi hóa
Số oxi hóa của Fe giảm từ +3 xuống 0 ⇒ Fe trong Fe2O3 là chất oxi hóa
Số oxi hóa của C tăng từ +2 lên +4 ⇒ C trong CO là chất khử
Bước 2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp cho các chất oxi hóa khử
Bước 4. Đặt các hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, hoàn thành PTHH.
Fe2O3 + CO →t0 Fe + CO2
Tham khảo thêm: Định luật bảo toàn nguyên tố là gì? Phương pháp bảo toàn nguyên tố kèm VD
Cân bằng phương trình hóa học là gì?
Cần bằng phương trình hóa học là một quá trình sử dụng số tự nhiên điền vào trước vị trí các chất tham gia và các chất sản phẩm sao cho tổng số nguyên tử của nguyên tố bên chất tham gia bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó bên chất sản phẩm.
Quá trình cân bằng phương trình phản ứng là chúng ta sử dụng số tự nhiên trong tập N* điền vào vị trí a, b, c, d để cho các nguyên tố của chất tham gia và chất phản ứng bằng nhau là được.
Ví dụ: 2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
Lưu ý: Cân bằng phương trình khác với cân bằng hóa học.
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử được thực hiện theo trình tự 3 bước với nguyên tắc:
Tổng electron nhường = tổng electron nhận
- Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi
- Bước 2. Lập thăng bằng electron.
- Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Lưu ý:
– Bạn có thể cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp tăng – giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.
– Phản ứng oxi hóa – khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp thăng bằng ion – electron: lúc đó vẫn đảm bảo nguyên tắc thăng bằng electron nhưng các nguyên tố phải được viết ở dạng ion đúng, như NO3-, SO42-, MnO4-, Cr2072-,…
– Nếu trong phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng tăng (hoặc cùng giảm) mà:
- Chúng thuộc một chất thì phải đảm bảo tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
- Chúng thuộc các chất khác nhau thì phải đảm bảo tỉ lệ số mol của các chất đó theo đề cho.
Với hợp chất hữu cơ:
- Nếu hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không đổi thì nên xác định số oxi hóa của C trong từng nhóm rồi cân bằng.
- Nếu hợp chất hữu cơ thay đổi toàn phân tử, nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.
Xem ngay: Cách viết cấu hình electron nguyên tử kèm bài tập có đáp án từ A – Z
Bài tập về cân bằng phản ứng oxi hóa khử có đáp án
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng trong dung dịch bazơ:
NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr
Lời giải
CrO2– + 4OH– → CrO42- + 2H2O + 3e
Br2 + 2e → 2Br–
Phương trình ion:
2CrO2– + 8OH– + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br– + 4H2O
Phương trình phản ứng phân tử:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng:
FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
Hướng dẫn:
Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Fe+2 → Fe+3
S-2 → S+6
N+5 → N+1
Bước 2. Lập thăng bằng electron:
Fe+2 → Fe+3+ 1e
S-2 → S+6 + 8e
FeS → Fe+3 + S+6 + 9e
2N+5 + 8e → 2N+1
→ Có 8FeS và 9N2O.
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
8FeS + 42HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O
Ví dụ 3: Cân bằng phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
KMnO4 + K2SO3 + H2O → MnO2 + K2SO4
Lời giải
MnO4– + 3e + 2H2O → MnO2 + 4OH–
SO32- + H2O → SO42- + 2H+ + 2e
Phương trình ion:
2MnO4– + H2O + 3SO32- → 2MnO2 + 2OH– + 3SO42-
Phương trình phản ứng phân tử:
2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
Ví dụ 4: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH. Tỉ lệ hệ số của chất khử và chất oxi hóa sau khi cân bằng là bao nhiêu?
Lời giải
⇒ 3Na2SO3 + 2KMnO4 → 3Na2SO4 + 2MnO2
Kiểm tra hai vế: thêm 2KOH vào vế phải, thêm H2O vào vế trái.
⇒ 3Na2SO3 + 2KMnO4 + H2O → 3Na2SO4 + 2MnO2 + 2KOH
Ví dụ 5: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Lời giải:
⇒ 3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 →3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O
Ví dụ 6: Cân bằng phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Lời giải
Hay 3Fe3O4 + HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO
Kiểm tra hai vế: thêm 28 vào HNO3 ở vế trái, thêm 14H2O ở vế phải.
⇒ 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn biết cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử chính xác rồi nhé. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để được chia sẻ kiến thức bổ ích khác về toán học, vật lý,…