Cách tính hóa trị của nguyên tố và bài tập có lời giải từ A – Z

Bạn gặp bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học nhưng bạn lại không biết cách làm như thế nào bởi bạn không nhớ được công thức như thế nào? Chính vì vậy, Hyundai Smart Phone sẽ hướng dẫn cách tính hóa trị của nguyên tố kèm theo bài tập minh họa có lời giải để các bạn cùng tham khảo nhé

Hóa trị của nguyên tố là gì?

Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó.

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

Hóa trị của một nguyên tố có thể là một số nguyên hoặc số thập phân, tùy thuộc vào cách nguyên tố đó tương tác với các nguyên tố khác. Ví dụ, nguyên tử natri (Na) có hóa trị +1, nguyên tử oxi (O) có hóa trị -2, nguyên tử clor (Cl) có thể có hóa trị -1 hoặc +1 tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Quy tắc hóa trị của nguyên tố

Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia. Lưu ý: Quy tắc này đúng cả khi A và B là một nhóm nguyên tử.

Xét phân tử: AaxBby

Ta có : x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ:

x/y = a = b’/a’

Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Cách xác định hóa trị của  một nguyên tố

Để đơn giản hóa việc xác định hóa trị, chúng ta thường chọn hóa trị của nguyên tử hydro (H) là I còn oxi (O) là II.

Xem xét số lượng liên kết của nguyên tố đó với nguyên tử hydro (H): Số liên kết này sẽ cho biết hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ: Trong hợp chất NH3, nguyên tử nitơ (N) liên kết với ba nguyên tử hydro (H), vì vậy hóa trị của nitơ là III.

Xem xét số lượng liên kết của nguyên tố đó với nguyên tử oxi (O): Nếu có liên kết với oxi, số liên kết này cộng thêm vào hóa trị hiện tại của nguyên tố đó. Ví dụ: Trong hợp chất SO2, nguyên tử lưu huỳnh (S) liên kết với hai nguyên tử oxi (O), nhưng do oxi có hóa trị II, nên hóa trị của lưu huỳnh là IV.

Xem xét hóa trị của các nhóm nguyên tử có trong hợp chất. Ví dụ: Trong hợp chất HNO3, nhóm nitrat (NO3) có một liên kết với nguyên tử hydro (H), vì vậy hóa trị của nhóm nitrat là I.

cach-tinh-hoa-tri-cua-nguyen-to

Tham khảo thêm: Công thức tính số mol, Nồng độ mol, Nồng độ phần trăm chính xác 100%

Cách tính hóa trị của nguyên tố

– Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby, với:

  • A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
  • a, b lần lượt là hóa trị của A, B.
  • x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

– Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

Suy ra:

  • Biết x, y và a thì tính được b = x.a/y
  • Biết x, y và b thì tính được a = y.b/y

Tham khảo thêm: Hiệu suất phản ứng là gì? Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học có VD

Bài tập về hóa trị có lời giải chi tiết nhất

Ví dụ 1: Xác  hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây, biết trong các hợp chất H có hóa trị I còn O có hóa trị II đó là: KH, H2S, CH4

Lời giả:

KaHI⇒ a.1 =I.1 ⇒ a=I

HI2Sb ⇒I×2=b×1 ⇒ b=II

CaHI4 ⇒ a×1 = I×4 ⇒ a=IV

Ví dụ 2:  Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất FeCl2 là: (Biết Cl có hóa trị I)

Lời giải

Đặt hóa trị của Fe trong hợp chất là x: Bài tập về Hóa trị lớp 8 có lời giải

Theo quy tắc hóa trị có: x×1= I×2 ⇒ x/1 = 2/1 ⇒ chọn x = II thỏa mãn

Vậy hóa trị của Fe trong FeCl2 là 2

Ví dụ 3: Một hợp chất X chứa 94,118 % lưu huỳnh và còn lại hidro. Hãy xác định công thức nguyên của hợp chất X. Xác định hóa trị của các nguyên tố S, H có trong X

Lời giải:

Theo đề bài ta có:

%S = 94,118% ⇒ %H = 100% – 94,118% = 5,882%

Xét 100 gam X ⇒ m S = 94,118 gam và m H = 5,882 gam

Gọi công thức tổng quát của X có dạng HxSy

Lập tỉ lệ x : y = x:y = 5,882/1 : 94,118/32 = 2 : 1

Vậy công thức nguyên của X lad H2S.

Xét hợp chất X, gọi hóa trị của S là x

⇒ 2 . 1 = 1 . x

⇒ x = 2

Ví dụ 4: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là bao nhiêu?

Lời giải

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là b.

Theo quy tắc hóa trị, ta có:

3.1 = b.1 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của nhóm (PO4) là III.

Ví dụ 5: Có các hợp chất: PH3, P2O3, trong đó P có hóa trị là bao nhiêu?

Lời giải

+ Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.1 suy ra a = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

+ Xét trong hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.2 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

Ví dụ 6: Công thức hóa học của nguyên tố nhôm Al (III) và gốc sunfat SO4 (II) là

Gọi công thức hóa học của hợp chất là: Alx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có:

III.x=II.y x/y = II/II

Chọn x = 2 ; y = 3

Vậy công thức của hợp chất là: Al2(SO4)3

Ví dụ 7: Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3 (II)

Lời giải

* FeSO4

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

=> a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4

(Chú ý: Lỗi học sinh hay mắc phải là, lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

* Fe2(CO3)3

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II

=> a = 6 / 2 = III

Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn nắm được cách tính hóa trị của nguyên tố để áp dụng vào làm bài tập rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.